Làm thế nào để lập blog và viết blog kiếm tiền
Bài viết này chia sẻ cụ thể về việc viết blog kiếm tiền. Bài viết gồm hai phần, bạn có thể bấm vào link để đi thẳng tới phần bạn quan tâm.
Phần 1 – Mình kiếm được bao nhiêu tiền từ việc viết blog năm 2020?
Phần 2 – 13 bước cụ thể và đơn giản để tạo blog và kiếm tiền
Phần 1 – Mình kiếm được bao nhiêu tiền từ việc viết blog năm 2020?
Đây là danh sách các đề mục nhỏ trong phần này:
- Viết blog kiếm tiền có dễ không?
- Viết blog với mình có ý nghĩa gì?
- Con số cụ thể của mình là như thế nào?
- Liệu có thể kiếm nhiều thu nhập hơn thế từ việc viết blog không?
- Làm thế nào để bắt đầu?
- Có thể dùng các platform miễn phí cho blog không?
Viết blog kiếm tiền có dễ không?
Mình viết blog tới tháng 12 này là tròn 5 năm. Dù đã miệt mài 5 năm kiên trì theo đuổi sở thích này, nhưng chỉ mới gần một năm trở lại đây mình mới tình cờ khám phá ra: viết blog không chỉ để vui mình, để giúp người, mà còn có thể kiếm được tiền! Và trên thực tế đã có nhiều người đã thành công biến nó thành một nguồn thu nhập vững vàng trên toàn thế giới bao gồm Việt Nam.
Nào, nói thế không phải ai viết blog cũng có thể kiếm được tiền, tất nhiên cũng có rất nhiều blog dù đã viết bài cả năm cũng không kiếm được chút thu nhập nào. Nghề viết blog cũng có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự thành công và thất bại giống như bất cứ ngành nghề nào.
Nếu bạn muốn biến nó thành nguồn thu nhập khá, bạn phải học hỏi, phải cố gắng, phải bỏ thời gian công sức không khác gì một công việc toàn thời gian, thậm chí những thời gian đầu còn phải bỏ vào nhiều thời gian công sức hơn công việc hành chính ngồi văn phòng, giống như là đang làm một start-up vậy. Tuy nhiên lợi thế của nghề blog là nếu bạn xây dựng mô hình đúng cách, sau một thời gian nó sẽ trở thành một nguồn thu nhập thụ động tốt.
Phần lớn những blogger viết blog kiếm tiền thành công mà mình biết đều là những người chán ngán công việc bàn giấy, thích một cuộc sống tự do không gò bó, thích đi khắp nơi du lịch khám phá, và quyết định đầu tư toàn tâm toàn sức vào nghề viết blog để theo đuổi lối sống đó. Vì với nghề viết blog này, bạn có thể viết ở bất cứ đâu, viết trong quán cà phê, viết ngoài bãi biển, viết trên giường khách sạn, viết trên chuyến du thuyền vượt đại dương…
Viết blog với mình có ý nghĩa gì?
Với mình, rất tiếc là… mình yêu công việc bàn giấy văn phòng của mình nên chưa bao giờ nghĩ tới việc bỏ ngang. Tuy nhiên, mình cũng rất yêu thích việc viết lách và muốn kiên trì theo đuổi phát triển nó. Với mình, nghề viết là một sở thích, một sở thích giúp mình suy ngẫm về cuộc sống, giúp mình khám phá và phát triển bản thân, và cũng có thể coi là một dự án chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng.
Nhưng cũng không thể phủ nhận, việc cố giữ nó như một sở thích và dự án cộng đồng phát triển song song với công việc toàn thời gian rất là vất vả. Để viết những bài viết chất lượng hữu ích, mình phải dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, để sắp xếp và sáng tạo nội dung.
Những bài viết 1000 từ thường mất ít nhất 3 tới 4 tiếng đồng hồ. Gần đây để tạo ra những bài tổng hợp đầy đủ thông tin 3000 – 4000 từ, mình phải dành riêng mấy buổi tối, mỗi buổi tối vài ba tiếng để hoàn thành. Nhiều lúc cũng bắt đầu băn khoăn liệu có công sức mình bỏ ra có đáng không, đặc biệt là khi mình cũng phải bỏ ra chi phí để duy trì và phát triển blog.
Năm vừa rồi là năm mình thử tìm hiểu nhiều hơn về các cách tạo ra thu nhập từ việc viết lách, tạo ra một mô hình bền vững hơn. Và mình đã khám phá ra rằng tạo ra một thu nhập đủ để duy trì blog như một sở thích và dự án cộng đồng là hoàn toàn có thể!
Con số cụ thể của mình là như thế nào?
Mình bắt đầu đăng ký tên miền của blog chuyencuangan.com từ cuối tháng 12 năm ngoái, tổng cộng mình bỏ ra 5 triệu (£106) để có thể sở hữu trang web trong 3 năm, tính ra là chừng 90k một tháng. Sau 3 năm này, mình sẽ phải tiếp tục gia hạn nếu tiếp tục muốn sở hữu trang web. Đây là một lựa chọn rất phổ biến vì các công ty cung cấp dịch vụ web thường ra giá ưu đãi nếu đăng ký liền 3 năm. Mình sẽ giải thích cụ thể trong phần “Những bước cụ thể và đơn giản để tạo blog và kiếm tiền” ở phần dưới của bài viết này.
Và tính tới thời điểm này, mình đã kiếm được 11 triệu (£370) từ trang blog, hay tính ra là 900k một tháng. Vậy là nếu lấy thu nhập trừ đi chi phí thì thu nhập một năm này đã đủ trang trả cho chi phí 3 năm rồi. Dù không nhiều nhưng hoàn toàn bền vững.
Tuy nhiên trong trường hợp của mình, vì mình muốn thử sức tạo thêm 2 trang web khác và phải bỏ ra thêm chừng 5 triệu nữa, nên cuối cùng thành hòa vốn. Hai trang web này rốt cuộc mình hoàn toàn không có thời gian để phát triển thêm. Vì thế trong năm tới sẽ đóng cửa hoàn toàn hai trang web này để tập trung vào blog chính “Chuyện của Ngân”. Dù phải đóng cửa, mình không hề hối hận vì đã thử. Tuyên ngôn của mình là: cái gì không thử thì không biết được!
Liệu có thể kiếm nhiều thu nhập hơn thế từ việc viết blog?
Tất nhiên là hoàn toàn có thể!
Trong trường hợp của mình:
- Mình chỉ viết blog một phần nhỏ thời gian trong tuần.
- Mình không hoàn toàn tập trung vào việc tạo thu nhập cho blog.
- Facebook vẫn là platform chính của mình tại thời điểm này, chứ không phải là trang web.
Như mình đã nói ở trên, có rất nhiều người trên thế giới bao gồm Việt Nam đã thành công biến việc viết blog kiếm tiền thành nghề chính, nguồn thu nhập chính, thậm chí là nguồn thu nhập lớn lên tới cả trăm nghìn hoặc triệu đô la một tháng. Tất nhiên sự thành công nào cũng đều phải đánh đổi bằng rất nhiều thời gian và công sức.
Làm thế nào để bắt đầu?
Trong phần dưới của bài viết này, mình sẽ chia sẻ cụ thể những việc cần làm, từ chọn gói hosting tới cài đặt và trả phí, tạo những trang viết thiết yếu đầu tiên cho blog, đăng những bài viết đầu tiên, và đăng ký với Google Adsense (một trong những công cụ kiếm tiền cho blog từ việc chạy quảng cáo với Google) để bắt đầu kiếm tiền.
Cho dù bạn muốn viết blog như một sở thích và dự án cộng đồng giống mình hay bạn muốn biến nó thành nguồn thu nhập chính, đều phải đi qua những bước này. Chú ý, Google AdSense chỉ là một hình thức, dù có thể không phải là hình thức đưa lại nhiều thu nhập nhất nhưng là hình thức thụ động đỡ tốn công sức nhất. Còn có nhiều các hình thức kiếm tiền khác qua blog, khi có thời gian mình sẽ chia sẻ một bài riêng.
Có thể dùng các platform miễn phí cho việc viết blog kiếm tiền không?
Câu trả lời đơn giản là “Không” nếu bạn thực sự nghiêm túc muốn phát triển một trang web trông chuyên nghiệp và muốn tạo ra thu nhập từ trang web này.
Mình đã sử dụng platform miễn phí “Wordpress.com” trong bốn năm đầu, đó là vì mình tập trung chủ yếu vào đăng bài trên Facebook page và chỉ sử trang web như là một nơi dự phòng ghi lại những bài viết đề phòng một ngày chẳng may Facebook có bị “đánh sập”.
Tất nhiên cái gì miễn phí cũng đều có lý do của nó. Sử dụng “Wordpress.com” không thể cài đặt Google AdSense, và cũng không thể tự ý đặt tên miền (tên địa chỉ trang web) theo ý mình. Mình cũng đã tìm hiểu thêm các platform miễn phí khác và platform nào cũng có yếu điểm. Tất cả những blogger thành công viết blog kiếm tiền đều là những người đầu tư trả phí cho trang web của mình.
Phần 2 – 13 bước cụ thể và đơn giản để tạo blog và kiếm tiền
Dưới đây là những bước chi tiết để tạo một trang blog chuyên nghiệp và bắt đầu viết blog kiếm tiền với Google AdSense:
Bước 1: Chọn gói hosting
Bước 2: Chọn tên miền
Bước 3: Điền thông tin cá nhân và trả tiền
Bước 4: Đăng ký tên miền (domain registration)
Bước 5: Xác nhận tài khoản (account verification)
Bước 6: Cài đặt WordPress trên Bluehost
Bước 7: Chuyển dữ liệu từ wordpress.com
Bước 8: Cài đặt giao diện (Theme) cho trang blog
Bước 9: Cài đặt plugins cho blog
Bước 10: Tạo những trang căn bản cho blog
Bước 11: Đăng những bài viết đầu tiên
Bước 12: Cài đặt SSL và chính thức ra mắt blog
Bước 13: Đăng ký page với Google AdSense và bắt đầu kiếm tiền
Chú ý:
1. Bước số 7 chỉ dành cho các bạn đã có sẵn trang web với wordpress.com và muốn chuyển nội dung sang trang web mới, nếu không có sẵn trang web, hãy đi thẳng xuống bước 8.
2. Bước số 11 sẽ có link tới các trang web cung cấp ảnh miễn phí.
3. Google AdSense chỉ là một trong những kênh kiếm tiền của blog. Mình sẽ chia sẻ thêm về các kênh kiếm tiền trong một bài viết khác.
Bước 1: Chọn gói hosting
Mỗi trang web đều chia ra làm hai phần, nôm na cho những người không chuyên sâu IT như mình là:
- Hosting: nơi lưu trữ dữ liệu, tức là nơi chứa những bài viết, hình ảnh mình đăng lên blog.
- Giao diện: là vẻ ngoài của website.
Ví dụ công ty về hosting là: Bluehost, GoDaddy, HostGator, SiteGround, DreamHost… Ví dụ công ty về giao diện là: WordPress.org, Wix, Weebly, SquareSpace, Medium…
WordPress nhìn chung vẫn được khuyên dùng về mặt giao diện và phổ biến nhất, vì có nhiều lựa chọn khác nhau và dễ sử dụng. Và nếu muốn dùng wordpress cho giao diện thì nên dùng Bluehost cho hosting.
Bluehost không chỉ rẻ nhất trên thị trường với tên miền miễn phí mà còn được chính WordPress khuyên dùng (gói rẻ nhất chừng 90k một tháng). Nếu đăng ký Bluehost thì WordPress giao diện sẽ được cho đi kèm miễn phí. Bluehost còn có hỗ trợ 24/7 và sẽ hoàn tiền trong vòng 30 ngày nếu khách hàng không hài lòng với dịch vụ. Bluehost có thể đăng ký và sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Một hosting platform khác mà mình sử dụng cho website tiếng Anh của mình là Hostinger. Hostinger cũng là một trong những platform phổ biến giá cả phải chăng.
Chú ý: nếu các bạn sử dụng link của mình dưới đây, mình sẽ được nhận hoa hồng từ Bluehost và toàn bộ số tiền sẽ được chuyển cho các tổ chức từ thiện. Các bạn có thể đọc thêm ở đây: Dự án từ thiện cho blog.
Để chọn gói hosting, đầu tiên bấm vào trang Bluehost: www.bluehost.com
Sẽ ngay lập tức nhìn thấy tấm biển quảng cáo gói rẻ nhất. Bấm vào nút “Get Started”!
Bluehost có 4 gói khác nhau:
Đối với người mới bắt đầu như mình, lượng truy cập ít, chỉ nên chọn gói hosting rẻ nhất. Lợi ích của các gói kia là có thể lập được nhiều website một lúc, nhiều dung lượng hơn. Dùng gói rẻ nhất vẫn có được tên miền (đường link của website) miễn phí một năm. Sau đó muốn gia hạn thêm cũng không đắt, khoảng £10/năm (~300k VND/năm).
Bấm vào nút xanh “Select” để chọn gói £2.43/tháng, và sẽ chuyển sang trang kế tiếp chọn tên miền.
Bước 2: Chọn tên miền
Tên miền là đường link tới trang web. Trong trường hợp của mình là: chuyencuangan.com.
Theo mình thì chỉ nên sử dụng trang này để thử xem tên miền của mình có trùng với ai không và liệu có thể đăng ký với Bluehost không, và nên đợi đặt gói đăng ký với Bluehost trước rồi mới chính thức chọn tên miền sau. Lý do là vì:
- Tên miền một khi đã đặt là không thể đổi được. Thế nên tốt nhất là nên thực sự chắc chắn trước khi đặt.
- Ngoài ra, sau khi đăng ký, Bluehost có thể sẽ thực hiện quá trình xác nhận địa chỉ danh tính của người mua, thế nên tài khoản có thể sẽ bị khóa. Mình đăng ký tên miền sau nên vẫn có thể sử dụng các tính năng khác và nói chuyện với support team qua chat.
Nếu muốn thử tên miền, thì chỉ cần đánh tên vào ô trống dưới phần “Create a new domain” rồi bấm nút “Next“.
Nếu tên miền đăng ký được, sẽ có một biển xanh ở trang kế tiếp hiện ra như sau ở đầu trang kế tiếp. Nếu không thì sẽ là biển đỏ. Một cách khác để thử là google tên miền của mình trước khi đăng ký để xem có ai dùng rồi không.
Nếu đã có sẵn domain mua từ các trang khác thì có thể sử dụng hộp “Use a domain you own“.
Nếu muốn chọn tên miền sau, thì bấm vào link ở cuối “I’ll create my domain later“.
Bước 3: Điền thông tin cá nhân và trả tiền
Trang kế tiếp là các thông tin cần điển để hoàn thành việc đăng ký. Tuy nhiên mình sẽ không vội mà điền ngay mà sẽ ngồi… đợi thêm một chút. Vì không lâu sau đó, tấm biển giảm giá này sẽ xuất hiện. Gần như lần nào cũng vậy, giá giảm xuống từ £2.43/tháng còn £2.18/tháng. Tất nhiên mình bấm nút “claim savings” ngay lập tức.
Giờ thì có thể điền thông tin!
Account information
Đầu tiên là thông tin cá nhân bao gồm tên họ, địa chỉ, điện thoại, email. Không cần phải điền tên của doanh nghiệp (Business Name).
Package information
Tiếp theo là thông tin về gói sản phẩm để chọn. Nếu muốn mua sản phẩm giá rẻ £2.18/tháng, buộc phải mua trọng 36 tháng, tổng cộng sẽ là £78.43 cho 3 năm. Nếu muốn mua cho 12 tháng thôi, giá sẽ bị đẩy lên là £4.07/tháng. Tốt nhất là nên chọn cho 3 năm nếu có suy tính lâu dài.
Package extras
Đây là phần phụ thêm, hầu như các phần phụ thêm là không cần thiết ở mức mới bắt đầu, ngoại trừ Domain Privacy + Protection. Gói phụ này giúp bảo mật thông tin cá nhân của mình. Giá của gọi phụ này là £0.81/tháng.
Chú ý, nếu không chọn tên miền từ bước trước thì sẽ không có gói phụ này. Gói phụ này chỉ xuất hiện nếu mình chọn đăng ký tên miền.
Nếu chọn đăng ký tên miền sau, gọi phụ này sẽ xuất hiện sau ở bước đó.
Payment information
Tiếp đó là phần điền thông tin thẻ để trả tiền.
Terms and conditions
Và cuối cùng là phần tiêu chuẩn Terms and Conditions. Chỉ cần tick hai cái ô trống và có thể bấm nút “Submit”.
- Ô thứ nhất là bắt buộc để chấp nhận điều khoản.
- Ô thứ hai là để không nhận thư quảng cáo.
Bước 4: Đăng ký tên miền (domain registration)
Sau khi đã hoàn thành bước đăng ký ở trên, mình có thể bắt đầu đăng nhập vào Bluehost. Nếu chưa đăng ký tên miền thì nên đăng ký tên miền trước khi cài đặt WordPress. Nếu đã đăng ký tên miền từ bước ở trên thì bước này không cần thiết.
Bấm vào ô nhỏ phía góc trên tay phải để chọn “Profile”:
Ở trang kế tiếp, chọn domain và đăng ký “Register” tên miền.
Chú ý nếu tài khoản chưa được xác nhận bởi Bluehost (xem thêm account verification ở bước sau), phần shopping cart có thể sẽ bị khóa lại và không thể đăng ký. Trong trường hợp này chỉ cần liên hệ với Support Team qua Chat và họ sẽ giúp mình xử lý shopping cart và mình vẫn có thể cài đặt bình thường trong lúc đợi tài khoản được xác nhận.
Để liên hệ Support Team bấm vào hình dấu hỏi phía góc trên tay phải:
Rồi bấm vào “Chat”:
Bước 5: Xác nhận tài khoản (account verification)
Account verification là quá trình Bluehost xử lý trong vòng 24 tới 48 tiếng đồng hồ sau khi đăng ký. Người đăng ký cần phải gửi một tấm ảnh của ID có mặt có địa chỉ tới verification@bluehost.com. Nếu account không được xác nhận, sẽ không thể đăng ký tên miền. Có thể liên hệ Support Team như đã hướng dẫn để biết thêm về quá trình và tiến trình.
Bước 6: Cài đặt WordPress trên Bluehost
WordPress là một trong những platform cung cấp giao diện cho trang web phổ biến nhất hiện nay. Việc cài đặt WordPress trên Bluehost khá là dễ dàng. Bước này mất chưa đến 2 phút, chỉ bằng 1 click. Bluehost sẽ hiện thị rõ cài đặt WordPress trên màn hình. Xem hình ảnh dưới đây.
Sau khi cài đặt, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ như sau, đây là phần admin của blog, nơi bạn có thể xem các dữ liệu về lượt xem lượt đọc, viết bài mới, viết trang mới cho blog, và thay đổi giao diện của blog…
Link web cho cửa sổ admin này là: Tên miền + /wp-admin/, ví dụ cho trang web của mình đó là: www.chuyencuangan.com/wp-admin/
Bước 7: Chuyển dữ liệu từ wordpress.com
Chú ý: Bước này chỉ dành cho các bạn đã có trang web với wordpress.com và muốn chuyển những bài viết của mình sang trang web mới. Nếu bạn không có trang web sẵn, có thể chuyển ngay sang bước 8.
Nào, giờ đã có một căn nhà trống với địa chỉ đàng hoàng. Bây giờ tới công cuộc chuyển nhà.
Đơn giản là chỉ cần export tất cả từ blog cũ, download files xuống máy rồi import lên trang mới, nhưng đây có thể trở thành một bước khá mất thời gian tùy xem blog có nhiều hình ảnh không.
Chuyển dữ liệu ra từ blog cũ
Đầu tiên, truy cập vào trang quản trị theo địa chỉ: your-domain/wp-admin. Trong trường hợp của mình sẽ là: ngansite.wordpress.com/wp-admin.
Bước tiếp theo là đi tới menu Tools và chọn “Export“.
Sau đó chọn “Export All“.
Email sẽ được gửi tới với tất cả các file .xml.
Download những files này xuống máy vi tính. Nhớ phải unzip files.
Đưa dữ liệu lên blog mới
Giờ vào blog mới, vào phần admin và chọn Tools > Import.
Đầu tiên là “install wordpress importer“. Sau đó là “run importer“.
Và chọn file từ máy và chạy.
Bình thường chỉ cần upload một lần thôi là xong. Một số người chuyển được hết post, nhưng bị mất một số hình ảnh.
Tuy nhiên trường hợp của mình là:
Import lần 1 lên blog mới. Import lần 2 lên blog mới cùng một file đó. Tiếp tục import lên blog mới cùng cái file đó. Tiếp tục import, import, import…
Cuối cùng mất gần 2 ngày trời mình mới import xong hết các nội dung từ files vì mình có quá nhiều hình ảnh và posts. Tổng cộng là 558 posts.
Lần đầu import mình không nhận ra vẫn chưa import xong, vì quá trình dừng lại không hề báo là xong hay chưa.
Chỉ sau này mình mới phát hiện ra, files chỉ hoàn thành khi có cái dòng này ở cuối: “All done. Have fun!”
Ngoài ra, mình cũng cần phải sửa lại link của tất cả các page. Ví dụ, trước đây mình có link trên page Review tới các bài Review, giờ mình phải sửa hết các link này để chỉ tới blog mới. Cũng may nhờ chức năng search và view by category mà việc này cũng khá dễ dàng. Mình chỉ cần chọn category đó và copy và paste links.
Một việc khác mình cần phải làm đó là lật nhanh qua các page của blog mới. Một số bài post hình ảnh đại diện (featured image) không được chuyển qua dù hình ảnh trong bài đều đầy đủ. May mà trường hợp này không nhiều, chắc khoảng 10 bài posts, mình chỉ cần nhanh chóng update từng bài là được.
Bước 8: Cài đặt giao diện (Theme) cho trang blog
Cài đặt giao diện (Theme) cho blog là một bước vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định màu sắc kiểu dáng của blog. Để cài đặt giao diện, chọn Appearance > Theme ở thanh lựa chọn bên tay trái của cửa số admin.
WordPress có rất nhiều các theme khác nhau cho bạn lựa chọn. Mình sử dụng Allium vì mình thích kiểu dáng đơn giản. Nhiều Theme nhìn mẫu rất đẹp nhưng khi áp dụng lên blog thì trông rất khác, một phần vì Theme được thiết kế chủ yếu cho tiếng Anh, nên nhiều khi không có kiểu chữ phù hợp cho tiếng Việt. Để tìm tới toàn bộ thư viện Theme của WordPress, hãy bấm vào “Add New Theme“.
Bạn cũng có thể chọn mua Theme ở ngoài và upload lên WordPress bằng cách lựa chọn “Upload Theme“:
Bước 9: Cài đặt plugins cho blog
Plugin là một công cụ hỗ trợ cho sự phát triển website của WordPress. Mỗi loại plugin sẽ có một công dụng và chức năng riêng. Nó giống như là một phần mềm hỗ trợ được tạo ra bởi hãng thứ ba để nâng cao tính năng cho Worpdress.
Một số plugin hữu dụng
Yoast SEO
Yoast SEO là một trong những plugin quan trọng và phổ biến nhất hiện nay giúp tối ưu công việc SEO (Search Engine Optimisation) hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Plugin này giúp kiếm tra tiêu đề, kiểm tra nổi dung để đảm bảo bài viết của bạn dễ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như là Google và mang bài viết của bạn tới tay nhiều người đọc hơn.
Jetpack by WordPress.com
Jetpack là một plugin của WordPress được lập tự động tập hợp các plugin nhỏ để đáp ứng nhu cầu của người làm web. Dùng Jetpack bạn có thể sử dụng ứng dụng điện thoại WordPress để đăng bài cho blog của bạn. Nếu không có Jetpack, bạn sẽ chỉ có thể sử dụng trình duyệt web để đăng bài cho blog. Tuy nhiên Jetpack có thể làm giảm chất lượng hình ảnh, nếu bạn làm blog du lịch cần ảnh đẹp rõ nét, thì cần xem xét xem Jetpack có làm ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng hình ảnh của bạn không.
Email Subscribers & Newsletters
Email Subscribers & Newsletters là ứng dụng để quản lý email gửi ra cho người đăng ký theo dõi blog. Đây là một ứng dụng miễn phí, khá dễ sử dụng.
Elementor
Elementor là một công cụ giúp bạn dễ dàng tạo các thiết kế phức tạp và đẹp mắt trên web mà không cần đòi hỏi bạn cần phỉ biết bất kỳ một loại ngôn ngữ lập trình nào. Elementor có một tính năng rất hữu ích đó là phần template library cho phép bạn thiết kết template cho riêng mình và lưu lại. Elementor có bản miễn phí, nhưng nếu muốn sử dụng nhiều chức năng của Elementor bạn có thể trả tiền cho bản Pro (chuyên nghiệp). Có thể xem thêm chi tiết ở link này.
Làm thế nào để tải plugin?
Để tải plugin, bạn chỉ cần chọn “Plugins” ở thanh lựa chọn bên trái của cửa sổ admin. Sau đó gõ tên plugins vào phần “Search plugins”, so đó chọn “Install” (Cài đặt) và “Activate” (Kích hoạt) khi đã tìm được plugin.
Bước 10: Tạo những trang căn bản cho blog
Khi website đều nên có tối thiêu hai trang (page) sau:
- Trang giới thiệu (About): Đây là trang giới thiệu về bản thân.
- Trang disclaimer/disclose: Đây là trang bạn nêu ra về
i) bản quyền sở hữu thông tin trên blog,
ii) chính sách bảo mật thông tin, mục đích sử dụng của những thông tin trên blog (ví dụ như bình luận từ bạn đọc), đây là phần bắt buộc theo luật pháp của một số nước
iii) thông tin về việc bạn có link affiliate và đăng ký chạy quảng cáo với Google Adsense, đây cũng là phần bắt buộc theo luật pháp của một số nước
Để tạo page, bạn bấm vào “Page > Add new” ở thanh lựa chọn bên tay trái của cửa sổ Admin.
Sau khi đã hoàn thành xong nội dung của page, đặt tiêu đề, thì bấm bấm nút “Publish“, nếu chỉ muốn save lại chưa muốn đăng thì bấm “Save draft” ở phía đầu bên tay phải.
Bước 11: Đăng những bài viết đầu tiên
Để đăng bài viết (post), bạn bấm vào “Posts > Add new” ở thanh lựa chọn bên tay trái của cửa sổ Admin.
Sau khi đã hoàn thành bài viết bạn cần phải hoàn thành một số thông tin ở phần bên phải dưới tựa đề “Document“, bao gồm:
- Publish: Nếu bạn muốn đăng bài ngay lập tức thì giữ nguyên “Immediately”, còn nếu muốn xếp lịch bài viết cho các ngày tháng sau thì bấm vào “Immediately” để chọn thời gian cụ thể.
- Permalink: là địa chỉ tới bài post, mặc định sẽ là tiêu đề của bài viết, nhưng bạn có thể làm ngắn lại bằng cách lựa chọn tên khác và đánh vào URL Slug.
- Categories: lựa chọn đề mục cho bài viết, đề mục là do bạn tự tạo ra cho blog của bạn, để tạo đề mục bấm vào dòng chữ “Add New Category”, trên blog của mình đề mục được chia ra là “Chuyện con cái”, “Chuyện vợ chồng”, “Chuyện học tập”…
- Tags: tag từ khóa của bài viết
- Featured image: chọn ảnh đại diện cho bài viết, xem tiếp phần dưới đây để biết mình thiết kế hình ảnh đại diện như thế nào nhé.
Lựa chọn hình ảnh cho bài viết
Việc lựa chọn hình ảnh cho bài post khá quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của blog nhìn chung. Những bài post có hình ảnh đẹp có thể giúp blog nhìn chuyên nghiệp hơn.
Trang web yêu thích của mình hiện tại để tạo hình ảnh cho bài viết là Canva. Canva là một trong những trang phổ biến nhất hiện giờ. Canva không chỉ có hình ảnh miễn phí mà còn có các công cụ đã dạng như là hình ảnh vẽ tay, khung hình để chèn lên ảnh, cũng có rất các kiểu chữ, và có rất nhiều các template có sẵn cho các thể loại hình ảnh khác nhau bao gồm post cho instagram, post làm cover cho Facebook…
Ngoài ra cũng có một số trang cung cấp hình ảnh miễn phí như là:
Bước 12: Cài đặt SSL và chính thức ra mắt blog
Cài đặt chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL (Sercure Socket Layer) là khái niệm trong lĩnh vực thiết kế web để chỉ các website được đăng kí xác thực bảo mật chuyên nghiệp. Nó là một cách chứng thực website thuộc quyền sở hữu của cá nhân và bảo hộ nội dung trên đăng trên website. Trang web có SSL sẽ khiến người sử dụng cảm thấy an toàn hơn. Khi website có SSL, cạnh địa chỉ của web sẽ có hình cái khóa và địa chỉ trang web sẽ bắt đầu bằng https://. Nếu không có SSL, hình cái khóa sẽ thay bằng chữ “not secured” và địa chỉ web bắt đầu bằng http://.
Bluehost có chứng chỉ SSL miễn phí. Mình nhờ đội ngũ hỗ trợ (Support Team) của Bluehost cài đặt hộ. Xem bước 4 ở trên để xem cách liên lạc với Support Team.
Chính thức ra mắt blog
Sau khi đã có những bài viết đầu tiên và sẵn sàng để ra mắt blog, bấm vào nút “Coming Soon active” (màu cam trong hình dưới đây) trên thanh ở phía trên, rồi bấm nút màu xanh “Launch your site“:
Tèng téng teng… Vậy là blog của bạn đã chính ra mắt mọi người!
Bước 13: Đăng ký page với Google AdSense và bắt đầu kiếm tiền
Google AdSense là một hình thức kiếm tiền online từ Google thông qua quảng cáo. Đơn giản là nếu trang web của bạn thành công đăng ký với Google AdSense, Google sẽ chạy quảng cáo trên trang page, và bạn sẽ được hưởng một chút lợi nhuận từ lượt bấm quảng cáo.
Điều kiện đăng ký Adsense
Không phải trang blog nào cũng đủ điều kiện để đăng ký Adsense. Để hợp lệ, trang blog của bạn cần phải cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc và không được sao chép nội dung từ các trang web khác, cũng không được đăng các chủ đề cấm như là bạo lực, hình ảnh 18+…
Nhiều web nói rằng cần phải có lượng truy thập tối thiểu (vị dụ 100 truy cập/ ngày) để được duyệt, nhưng một trang web của mình đã được duyệt dù lượng truy cập cực kỳ thấp khi mới bắt đầu.
Cách đăng ký tài khoản Google AdSense
Đầu tiên là bạn tìm đến trang web của Google Adsense và bấm vào “Get started”: https://www.google.com/adsense/
Sau đó điền thông tin về địa chỉ trang blog của bạn, địa chỉ email, và chọn một trong hai lựa chọn về market ở cuối (đơn giản là Google AdSense hỏi có muốn được gửi email marketing từ Google AdSense không).
Sau khi điền các thông tin, bạn đã thành công đăng ký tài khoản.
Cài đặt code của Google Adsense lên trang blog
Đây là một bước rất quan trọng, vì nếu bạn không cài đặt Code của Google AdSense lên trang blog của bạn, trang của bạn sẽ không được Google AdSense duyệt để chạy quảng cáo.
Đầu tiên bạn cần phải vào phần “Ads > Overview” ở thanh lựa chọn bên tay trái, rồi sau đó bấm vào dòng chữ màu xanh “Get code” ở
Sau khi bấm vào “Get code”, cửa sổ với mã code sẽ hiện lên, bấm vào nút “Copy code snippet” để lưu lại code. Đây là loại code sẽ tự động chọn chỗ thích hợp trên blog của bạn để chèn quảng cáo. Google Adsense cũng có lựa chọn cho bạn nếu bạn muốn chèn quảng cáo vào một page hay post nhất định. Tuy nhiên mình không muốn tốn quá nhiều công sức nên hài lòng vào code tự động này.
Sau đó bạn quay trở lại trang blog phần admin, lựa chọn “Appearance > Theme Editor“:
Khi cửa sổ Theme Editor mở ra, bạn sẽ nhìn thấy một loạt các tập file ở phía bên tay phải, chọn “Theme Header“
Sau đó nhấp chuột vào phần sau chữ <head>, nhấn phím “enter” để xuống dòng rồi dán code vừa lưu lại ở trên vào đó bằng cách sử dụng phím tắt Ctrl + V. Cái quan trọng là code phải ở giữa <head> và </head>.
Sau đó di chuyển xuống cuối để lưu lại bằng cách bấm vào “Update File“:
Sau khi đã lưu lại thành công, sẽ có dòng chữ xanh “Successfully updated” hiển thị ngay trên nút update, nếu update thất bại sẽ có dòng chữ đỏ “Failed to update”.
Làm sao để biết trang blog đã được duyệt
Vào phần “Sites > Overview” ở thanh phía bên tay trái.
Nếu trang web của bạn được duyệt bời GoogleAdsense, sẽ có chữ màu xanh “Ready” ở cạnh, nếu chưa qua được vòng duyệt, sẽ có chữ màu đỏ “Needs attention” ở cạnh, như ví dụ ba trang của mình dưới đây:
Lý do chưa qua được vòng duyệt có thể là do chưa dán code vào trang blog, hoặc blog nội dung còn sơ sài hoặc nội dung của blog copy từ các trang web khác. Blog du lịch của mình lúc đầu chưa được duyệt vì nội dung sơ sài, sau khi mình đăng chừng hơn 10 bài thì được duyệt.
Chính chế độ quảng cáo chạy trên blog
Nếu không chỉnh chế độ quảng cáo, Google Adsense sẽ tự động chạy quảng cáo tối đa và có thể làm trang web trông rất rối mắt, không còn sự chuyên nghiệp. Số lượng quảng cáo có thể lên tới 7 hoặc 9 quảng cáo trong một bài viết nếu bạn không cẩn thận chú ý và điều chỉnh.
Để điều chỉnh số lượng ad, đầu tiên vào phần “Ads > Overview“:
Sau đó khi cửa sổ hiện ra, kéo xuống phía dưới bạn sẽ thấy danh sách các trang web của bạn đã được Goolge AdSense duyệt. Bấm vào hình cái bút ở cuối dòng (“Edit”).
Sau khi bấm nút, cửa sổ Ad Settings sẽ mở ra, mình chọn đóng phần “In-page ads” để Google không chèn quảng cáo vào giữa các bài viết để bài viết nhìn đẹp mắt và không bị đứt quảng. Khi đóng phần này, Google sẽ chỉ giữ lại các quảng cáo ở phần trên đầu trang web, và quảng cáo khi chuyển trang.
Nếu bạn không muốn đóng quảng cáo giữa các bài viết hoàn toàn, có thể bật phần “In-page ads“, rồi kéo chuột xuống một chút nữa và sẽ có lựa chọn số lượng ad ở phàn “Ad load“. Tuy nhiên, dù chọn Min (số lượng thấp nhất), số lượng ad hiển thị sẽ là 4 ad trong một bài viết, theo mình thế vẫn là nhiều, có khả năng là loãng bài viết.
Mình hi vọng những chia sẻ trên hữu ích cho các bạn quan tâm tới chủ đề viết blog kiếm tiền! Đừng quên đăng ký ở phần “Để lại email để theo dõi blog” để nhận thông báo khi có bài viết mới! Phần đăng ký nằm ở cuối bài viết này dưới mục bình luận nếu bạn sử dụng điện thoại và ở phía bên tay phải nếu bạn sử dụng máy tính. Sau khi bấm nút “đăng ký”, nếu bạn không nhận được email yêu cầu xác nhận từ blog, xin hãy kiểm tra thùng thư rác (junk mail).
Chú ý:
Toàn bộ nội dung và hình ảnh của blog (trừ những nội dung có ghi nguồn) đều thuộc bản quyền của Blog “Chuyện của Ngân”. Bạn có thể chia sẻ bài viết trên Facebook Page bằng cách nhất nút “chia sẻ” (“share”) hoặc lưu lại link của trang web trong phần “yêu thích” (“favourite”) của web browser (Google Chrome/ Edge/ Safari…). Tuy nhiên, nếu bạn muốn đăng tại lại ở nơi khác (copy và paste), xin hãy liên lạc với mình qua phần bình luận của trang web hoặc email chuyencuangan (a còng @) gmail.com.
Các link khác:
Link giới thiệu về mình cho những bạn đọc mới của blog: Giới thiệu
Link mua sách “Dấu yêu Cambridge” của mình về truyện tình yêu tình bạn tại trường đại học Cambridge (Anh Quốc) nơi mình từng theo học: Tiki | NXB Kim Đồng | Shopee Miền Nam| Shopee Miền Bắc
Link tới sách trên Goodreads: Goodreads
Ngân Jones @chuyencuangan